Một trong những bước quan trọng trong quá trình kinh doanh trên shopee của bạn đó là phân tích đối thủ shopee để biết được shop đối thủ của bạn đang kinh doanh như thế nào. Những nghiên cứu bạn thu thập được về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của đối thủ, từ đó đưa ra phán đoán về những hành động tiếp theo của họ để có chiến lược đi trước đối thủ 1 bước. Những tuyệt chiêu phân tích đối thủ shopee dưới đây sẽ giúp bạn có được chiến lược kinh doanh thành công.

phân tích đối thủ shopee
Tìm đối thủ và phân loại đối thủ cạnh tranh để phân tích đối thủ shopee
Tìm đối thủ cạnh tranh: Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm tên gian hàng, tên shop, tên doanh nghiệp, ý tưởng sản phẩm & ý tưởng kinh doanh tổng thể của họ. Bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ để khai thác thông tin về đối thủ cạnh tranh như Alexa, KeywordSpy, Ahrefs, Hoovers và ReferenceUSA. Càng tìm kiếm được nhiều đối thủ bạn càng có cái nhìn bao quát về sự cạnh tranh trên thị trường.
Phân loại đối thủ cạnh tranh: Khi đã có danh sách các đối thủ cạnh tranh, tiếp đó bạn cần phân loại đối thủ thành các nhóm khác nhau: Trực tiếp, gián tiếp, ít cạnh tranh.
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là các shop có mục tiêu khách hàng hay đang kinh doanh cùng 1 loại sản phẩm giống bạn.
- Đối thủ cạnh tranh thứ cấp: Là các shop cung cấp phiên bản cao cấp hoặc thấp cấp của các SP bạn đang kinh doanh (đối tượng KH của họ hoàn toàn khác)
- Đối thủ cạnh tranh cấp 3: Là các shop kinh doanh những SP có liên quan đến SP của bạn. SP của họ có thể trở thành 1 danh mục SP mở rộng của bạn. VD bạn kinh doanh trang sức thì các đối thủ cạnh tranh gián tiếp có thể là một shop bán đá quý.
Khi bắt đầu phân tích đối thủ shopee, bạn cần ghi lại tất cả các thông tin này trong 1 trang tính. Các trường thông tin cơ bản cần ghi lại là: tên cửa hàng, website (nếu có), gian hàng/kênh kinh doanh, SP, điểm mạnh, điểm yếu & phân loại cạnh tranh.
Nghiên cứu gian hàng của đối thủ để phân tích đối thủ shopee
Sau khi đã xác định được đối thủ thì tiếp đó bạn cần phân tích gian hàng của họ. Những vấn đề bạn cần xem xét là:
- Ảnh sản phẩm trên gian hàng của họ có đồng nhất không? Ảnh SP hiển thị như thế nào?
- Mô tả SP có chi tiết không Có chuẩn SEO không? Bao gồm những thông tin gì và thiếu thông tin gì?
- Gian hàng có thông tin đầy đủ, có tạo dựng được độ uy tín không?
- Sau bao lâu họ mới trả lời chat?
- Những thông tin nào đang xuất hiện trên banner trang trí shop?
- Đo lường một số từ khoá HOT xem tần suất xuất hiện của shop họ
- Mức độ thường xuyên chạy QC của họ? Chương trình KM họ cung cấp cho KH tiềm năng những lợi ích gì?
Xác định phân khúc thị trường của đối thủ cạnh tranh trên shopee
Khi xác định phân khúc của đối thủ cạnh tranh trên shopee, bạn có thể thấy được nhu cầu của thị trường về SP đó. Bạn cần trả lời các câu hỏi sau đây:
- KH thực sự mua gì từ họ? Các SP của họ có cạnh tranh về giá?
- Họ có tạo ra sự khác biệt giữa SP của họ với các đối thủ khác? Tính năng, lợi ích nào được làm nổi bật nhất trên SP của họ?
- Điều gì làm nên sự khác biệt cho SP của họ?
Những vấn đề trên sẽ giúp bạn hiểu được đối thủ cạnh tranh của bạn đang hướng đến đối tượng KH nào và họ định vị mình thế nào trên thị trường shopee, từ đó bạn sẽ quyết định đối đầu hay cạnh tranh với họ.
Bạn cũng có thể thu thập càng nhiều thông tin về đối thủ bằng cách:
- Follow đối thủ để xem cách họ giao tiếp & phục vụ khách hàng
- Mua sản phẩm của đối thủ để xem xét về sản phẩm, thời gian vận chuyển & cách đóng gói của họ
- Thử bỏ SP vào giỏ hàng nhưng không mua hàng xem họ có động thái về các chương trình KM & CSKH nào ko?
Nghiên cứu về giá để phân tích đối thủ shopee
Chiến lược giá là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh trên shopee và nó có thể trở thành 1 lợi thế cạnh tranh. Nếu bạn đang cần đặt giá bán cho SP, hãy bắt đầu bằng việc xem đối thủ của shop bạn đang bán với giá như thế nào. Từ đó bạn sẽ biết KH mục tiêu của mình sẽ sẵn sàng chi bao nhiêu cho SP đó và quyết định giá bán phù hợp.
Khi nghiên cứu giá bán của đối thủ cạnh tranh, bạn cần xem giá của họ trên shopee và nhiều kênh khác nhau như giá bán tại cửa hàng, giá bán trên website (nếu có), giá bán trên Facebook hay giá bán trên các sàn TMĐT khác…
Sau đó xem lại định vị phân khúc thị trường để tìm ra giá trị thực sự mà SP của bạn sẽ cung cấp cho KH là gì. KH mục tiêu của shop bạn có thể sẵn sàng chi trả nhiều hơn để thực sự an tâm khi mua hàng.

phân tích đối thủ shopee
Vấn đề vận chuyển, đóng gói, đánh giá SP của đối thủ cạnh tranh
Cũng giống như vấn đề về giá, bạn cần thu thập thông tin về chính sách vận chuyển và đóng gói của đối thủ. Shopee có liên kết với các đơn vị vận chuyển nên bạn có thể lựa chọn các đối tác giao hàng như giaohangtietkiem, Giaohangnhanh, DHL… Bạn có thể cung cấp chính sách miễn phí vận chuyển cho KH khi họ mua SP với một mức giá nào đó để tăng tính cạnh tranh với đối thủ Nếu bạn nằm trong số đó thì cũng đừng lo rằng sẽ không thể cạnh tranh được với đối thủ.
Bạn cũng cần dành thời gian để xem các bài đánh giá về đối thủ. Điều này sẽ giúp bạn nhận định được gian hàng đó có đặt KH làm trung tâm hay không, thấy được điểm mạnh/điểm yếu của đối thủ để tận dụng.
Nếu bạn tìm thấy nhiều đánh giá về 1 SP tương tự với SP bạn sẽ bán thì đó là dấu hiệu cho thấy mặt hàng đó đang HOT và sẽ dễ bán. Nếu bạn nhận thấy shop đối thủ có nhiều phản hồi không tốt về dịch vụ CSKH, vận chuyển hoặc chất lượng SP của đối thủ thì đó chính là cơ hội để bạn tạo nên sự khác biệt cho SP của mình.
Sử dụng các công cụ để phân tích đối thủ shopee
Các công cụ phân tích đối thủ shopee sẽ giúp bạn trả lời được các vấn đề như:
- Shop đối thủ đang làm ăn như thế nào?
- Shop đối thủ có được nhiều đơn không?
- Tổng số đơn Shop đối thủ đã bán được là bao nhiêu?
- Tổng số đơn Shop đối thủ bán được trong 30 ngày là bao nhiêu?
- Tổng doanh số của Shop đối thủ trong 30 ngày là bao nhiêu?
- Tổng doanh số của Shop đối thủ là bao nhiêu?
- Mỗi tháng Shop đối thủ kiếm được bao nhiêu tiền?
- Tổng tiền Shop đối thủ đã kiếm được là bao nhiêu?
- Shop đối thủ có bao nhiêu người theo dõi?
- Shop đối thủ đã bán hàng lâu chưa?
- Shop đối thủ có nhiều người đánh giá shop không?
- Shop đối thủ có bao nhiêu loại hàng hóa?
- Loại hàng hóa nào Shop đối thủ đang bán chạy nhất? Giá bán của họ thế nào? Mặt hàng này mỗi tháng họ bán được bao nhiêu và đã bán được bao nhiêu?
Tất cả các thông tin trên sẽ giúp bạn:
Phân tích xem shop đối thủ bán SP nào tốt, SP nào bán chạy, mỗi tháng họ bán được bao nhiêu, tổng doanh thu đã bán được bao nhiêu tiền => từ đó giúp bạn đưa ra quyết định là có nên bán SP đó hay không.
Thêm vào đó những thông tin công cụ phân tích đối thủ shopee cung cấp còn hỗ trợ bạn theo dõi các đối thủ cạnh tranh. VD xem đối thủ bán SP đó có ổn không? Họ bán được bao nhiêu SP trong vòng 1 tháng? Tổng SP đã bán được là bao nhiêu? Nếu shop đối thủ bán được nhiều hơn shop bạn thì từ đó bạn có thể tìm hiểu, phân tích xem lý do tại sao họ bán chạy hơn và có những điều chỉnh phù hợp.
VD shop họ bán nhiều hơn vì có giá tốt hơn, hay có nhiều chương trình khuyến mại hơn, họ viết nội dung mô tả SP hay hơn, ảnh chụp đẹp hơn, SP của họ có nhiều lượt like, nhiều đánh giá hơn, shop của họ có nhiều lượt follow hơn…. Từ những phân tích đó, bạn có thể khắc phục dần dần cho shop mình để có thể cạnh tranh với họ. Bởi vậy, tính năng theo dõi, soi số liệu của shop đối thủ là rất quan trọng.
Để phân tích đối thủ, bạn có thể dùng phần mềm Shopee Hotato. Shopee Hotato là phần mềm tải ảnh & video shopee nhanh chóng chỉ với 1 cú click chuột. Các tính năng hữu ích của Shopee Hotato là:
- Tải ảnh, video shopee nhanh chóng chỉ với 1 cú click chuột
- Nghiên cứu lịch sử thay đổi giá của các sản phẩm trên shopee
- Xác định thời gian đăng sản phẩm trên shopee
- Xác định số lượng người truy cập, số lượng sản phẩm đã bán và tỷ lệ chuyển đổi của 1 sản phẩm trong 1 khoảng thời gian nhất định
- Tìm kiếm các sản phẩm tương tự trên shopee, 1688, taobao nhanh chóng chỉ với 1 cú click chuột
- Xem biểu đồ thay đổi giá bán & số lượng sản phẩm đã bán theo thời gian một cách trực quan
- Theo dõi lịch sử bán hàng để đưa ra số lượng sản phẩm cần nhập hàng một cách chính xác.
Xem video tính năng và hướng dẫn sử dụng Shopee Hotato tại đây:
Cài đặt phần mềm Shopee Hotato – Hỗ trợ người bán Shopee ngay TẠI ĐÂY
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng phần mềm hỗ trợ tăng tương tác Hotaso. Hotaso là phần mềm tự động gia tăng lượt tìm kiếm, tương tác với sản phẩm của hop bạn. Từ đó giúp cho thứ hạng sản phẩm của shop bạn có vị trí cao hơn khi khách hàng tìm kiếm. Các tính năng của Hostaso là:
- Tự động seo top sản phẩm
- Tự động tăng tim
- Tự động tăng follow
- Tự động tăng like, comment shopee feed
Xem video tính năng và hướng dẫn sử dụng phần mềm Hotaso tại đây: